DSpace About DSpace Software
 

DSpace at UET-VNU >
3. Đồ án, Khoá luận tốt nghiệp >
Khoa Công nghệ thông tin >
Khóa luận năm 2016 (FIT) >

Please use this identifier to cite or link to this item: http://data.uet.vnu.edu.vn:8080/xmlui/handle/123456789/916

Title: NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG KỸ THUẬT HỌC MÁY VÀO BÀI TOÁN PHÁT HIỆN MÃ ĐỘC
Authors: Võ Văn, Trường
Issue Date: 11-Jan-2017
Abstract: gày nay song song với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin và sự phát triển của Internet toàn cầu là các nguy cơ mất an toàn thông tin đang trở nên trầm trọng và nguy hiểm hơn, trong đó mã độc hại đang là các hiểm họa hàng đầu bởi khả năng có thể lây lan phát tán trên các hệ thống máy tính và thực hiện các hành vi tấn công bất hợp pháp. Mã độc đang ngày càng tiến hóa với những biết thể đa dạng, với những cách thức che dấu ngày càng tinh vi hơn. Có thể nói phát hiện và ngăn chặn mã độc đang là một thách thức được đặt ra trong lĩnh vực An toàn thông tin. Các phương pháp phát hiện mã độc thông thường chủ yếu sử dụng kỹ thuật so sánh mẫu dựa trên cơ sở dữ liệu mã độc được xây dựng và định nghĩa từ trước, tuy nhiên phương pháp này bộc lộ nhiều nhược điểm đó là không có khả năng phát hiện ra các mẫu mã độc mới, số lượng dữ liệu mã độc ngày càng gia tăng làm cho cơ sở dữ liệu mẫu trở nên ngày càng lớn. Hiện nay hướng nghiên cứu dựa vào các mô hình học máy để phân loại và phát hiện mã độc đang tỏ ra là phương pháp tiềm năng và hiệu quả khi có thể cải thiện được các nhược điểm đã nêu ở trên so với phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, một trong những vấn đề được quan tâm là làm sao để xây dựng được mô hình học máy tốt nhất đạt hiệu quả chính xác và hiệu suất cao. Trong đó một yếu tố quan trọng được xem là quyết định chính là giải pháp trích chọn đặc trưng. Trong các phần nghiên cứu của luận văn này tôi trình bày về phương pháp ứng dụng học máy vào xây dựng các mô hình phát hiện mã độc trong đó các thực nghiệm dựa trên phương pháp phân tích tĩnh mã độc, tiền xử lý dữ liệu bằng kỹ thuật dịch ngược đưa các file dữ liệu mẫu về dạng mã hex và thực hiện khai phá dữ liệu text sử dụng các mã n-gram byte là các đặc trưng ban đầu .Sau đó các dữ liệu đặc trưng này sẽ được trích chọn ra một bộ dữ liệu đặc trưng tốt nhất để xây dựng mô hình trên cơ sở giải pháp trích chọn đặc trưng mà trong luận văn này tôi đã tập trung nghiên cứu và đề xuất. Các kết quả của luận văn được thực nghiệm trên khoảng 4698 file mẫu thực thi trên nền Windows trong đó 2373 file mã thông thường và 2325 file mẫu mã độc với nhiều thể loại đa dạng như Backdoor, Virus, Trojan, Worm...
URI: http://data.uet.vnu.edu.vn:8080/xmlui/handle/123456789/916
Appears in Collections:Khóa luận năm 2016 (FIT)

Files in This Item:

File Description SizeFormat
KTPM_VoVanTruong_ToanVanLuanVan.pdf2.27 MBAdobe PDFView/Open
KTPM_VoVanTruong_TomTatLuanVan.pdf1.37 MBAdobe PDFView/Open

Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.

 

Valid XHTML 1.0! DSpace Software Copyright © 2002-2010  Duraspace - Feedback