dc.description.abstract |
Trong những năm gần đây, căn bệnh ung thư đã cướp đi nhiều sinh mạng của con người trên thế giới. Trong đó, ung thư vú thường gặp nhất và gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ. Đây là loại bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ thuộc trên 140 quốc gia. Trên thế giới, cứ 22 giây có 1 người bị chẩn đoán mắc bệnh. Và mỗi 5 phút, có 3 phụ nữ qua đời vì ung thư vú.
Nếu phát hiện trễ, chỉ 1 trong 5 phụ nữ bị ung thư vú đã di căn sống thêm được 5 năm sau chẩn đoán. Ở Việt Nam, xu hướng mắc ung thư vú ở người trẻ có dấu hiệu tăng lên và ung thư vú ở Việt Nam trẻ hơn so với các nước khác. Cứ mỗi năm Việt Nam có khoảng 12.000 người được phát hiện mắc mới ung thư vú. Và 70% trong số đó được chẩn đoán ở giai đoạn cuối nên tỷ lệ chữa khỏi bệnh thấp hơn các nước trên thế giới . Vì vậy cần phải thừa nhận là việc phát hiện sớm ung thư vú ở phụ nữ sẽ làm thay đổi rõ ràng bệnh sử tự nhiên của bệnh cũng như cải thiện đáng kể khả năng tiên lượng bệnh. Để có thể giúp người bệnh phát hiện sớm các u lạ trong cơ thể, thì hiện nay, y học thường sử dụng phương pháp siêu âm. Chụp ảnh siêu âm hiện nay được ứng dụng rộng rãi cho các ứng dụng trong lĩnh vực y tế. Tuy nhiên, trong các máy siêu âm hiện nay thì phương pháp hiện tại là sử dụng các tín hiệu phản hồi có nhược điểm là khó có thể tái tạo được các cấu trúc có kích thước nhỏ hơn bước sóng. Chụp ảnh siêu âm cắt lớp sử dụng kĩ thuật tán xạ ngược thì lại có thể thực hiện được điều này. Người ta có thể nhận biết các khối u lạ vì khi tín hiệu siêu âm truyền qua nó thì tốc độ truyền sẽ thay đổi. Phương pháp lặp vi phân Born (DBIM) được ưa chuộng bởi chúng cho phép xây dựng mối liên hệ tuyến tính giữa tín hiệu siêu âm đo được với sự khác biệt tốc độ siêu âm khi truyền qua khối u [1]. Song với các phương pháp khôi phục ảnh truyền thống, thường không quan tâm đến sự thay đổi mật độ ρ [2]. Tuy nhiên, bằng các thực nghiệm đã nghiên cứu cho thấy rằng những thay đổi tương đối trong các mô có thể so sánh về độ lớn để dẫn đến c thay đổi [3,4]. Hiện nay có rất nhiều phương pháp tạo ảnh mật độ, song yêu cầu chung của các phương pháp này đó là tối ưu mặt thời gian và nâng cao chất lượng hình ảnh khôi phục. Trong công trình [6], Lavarello và các đồng nghiệp đã sử dụng tạo ảnh mật độ sử dụng phương pháp kết hợp tần số, sử dụng hai tập đo với hai tần số khác nên thời gian đo phải gấp đôi.
Luận văn này đã thành công trong việc khảo sát sự ảnh hưởng của mật độ đến việc tái tạo hình ảnh của đối tượng lạ và khôi phục hình ảnh sử dụng tán xạ ngược bằng phương pháp lặp Vi phân Born (DBIM), từ đó đề xuất kỹ thuật nội suy để nâng cao chất lượng tạo ảnh và giảm thời gian tính toán. |
vi |